Để có một thai kỳ khỏe mạnh, vượt cạn thành công chắc chắn các mẹ bầu thông thái không thể bỏ qua những kiến thức cơ bản về quá trình mang thai. Hãy tham khảo ngay những điều phụ nữ mang thai cần biết dưới đây để đảm bảo sức khỏe mẹ và bé trong suốt thai kỳ nhé!
I. Những vấn đề mà phụ nữ mang thai thường gặp phải?
Trong ba tháng đầu mang thai, do sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể, mà bạn có thể cảm thấy rất mệt mỏi, đau nhức cơ thể.
Ốm nghén là một tình trạng phổ biến mà bà bầu sẽ gặp trong giai đoạn này.
Bên cạnh đó, do lúc này tử cung chưa đẩy lên khỏi khung xương chậu nên gây sức ép tới bàng quang khiến cho bạn thường xuyên đi tiểu và mất ngủ.
Cân nặng tăng dần đều: Nếu như cân nặng tăng khoảng 0.5kg/tuần trong tam cá nguyệt thứ nhất và thứ hai thì các mẹ bầu có thể yên tâm với sự phát triển đúng chuẩn của thai kỳ.
Xuất hiện những hiện tượng khó tiêu, ợ nóng: Đây là một dấu hiệu tốt cho thấy rằng hormone trong thai kỳ vẫn đang hoạt động bình thường khi làm chậm lại quá trình tiêu hóa của cơ thể
II. Chế độ dinh dưỡng trong 3 tháng đầu thai kỳ
Chế độ dinh dưỡng là một trong những điều cần biết khi mang thai mà mẹ bầu cần phải nắm vững. Bởi nó ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của mẹ và bé. Vậy để có một thai kỳ khỏe mạnh, các mẹ cần chú ý bổ sung đầy đủ những nhóm chất dinh dưỡng quan trọng nào?
2.1 Nhóm thực phẩm giàu axit folic
Axit folic là loại vitamin thiết yếu mà mẹ bầu cần bổ sung trong những tuần đầu tiên của thai kỳ giúp hỗ trợ cho sự phát triển của ống thần kinh và giảm nguy cơ sinh non. Mỗi ngày phụ nữ mang thai cần bổ sung axit folic với liều lượng khuyến cáo là 400mcg.
Những thực phẩm giàu axit folic có thể kể đến là cam, bông cải xanh, khoai tây, măng tây, trứng, đậu, các loại rau xanh…
2.2 Vitamin B6
Đây là loại vitamin mà bạn cần bổ sung khi mang thai 3 tháng đầu, đặc biệt là ở tháng thứ nhất. Vitamin B6 sẽ giúp bạn giảm thiểu tình trạng buồn nôn và nôn do ốm nghén. Thay vì dùng thuốc, bạn hoàn toàn có thể bổ sung vitamin B6 từ các loại thực phẩm tự nhiên như ngũ cốc, bơ đậu phộng, cá hồi, chuối, các loại hạt như hạnh nhân, óc chó…
2.3 Sắt
Nhu cầu máu của trong cơ thể khi mang thai sẽ tăng lên nhiều để cung cấp cho thai nhi. Nếu cơ thể không hấp thụ đủ chất sắt, mẹ bầu thường có xu hướng mệt mỏi, chóng mặt và nghiêm trọng hơn là thiếu máu thai kỳ.
Theo khuyến cáo, mẹ bầu cần hấp thụ khoảng 27mg sắt mỗi ngày trong suốt thai kỳ. Một số thực phẩm cung cấp sắt là thịt nạc, cải bó xôi, bột yến mạch, các loại đậu, hạt…
2.4 Sản phẩm từ sữa
Sữa là thực phẩm cung cấp đạm, vitamin, canxi lẫn chất béo cho mẹ bầu. Các mẹ cũng nên sử dụng một số sản phẩm từ sữa như sữa chua cũng rất tốt cho bạn khi mang thai 3 tháng đầu.
2.5 Các loại thịt nên ăn
Các loại thịt như thịt heo, thịt bò nấu chín sẽ an toàn và cung cấp protein cũng như chất sắt cho mẹ bầu. Trong giai đoạn đầu mang thai, bạn nên hạn chế ăn một số loại hải sản vì có thể có nguy cơ nhiễm độc thủy ngân ở một số loài cá, đặc biệt là ở phần mắt cá.
2.6 Trái cây
Trái cây là thành phần nhất định không thể thiếu trong thực đơn của phụ nữ mang thai. Trái cây cung cấp các loại vitamin thiết yếu, nước, chất chống oxy hóa và đặc biệt là còn cả chất xơ để giúp bạn giảm tình trạng táo bón trong thai kỳ.
Chế độ dinh dưỡng của phụ nữ mang thai trong ba tháng đầu
Tuy nhiên, mang thai 3 tháng đầu bạn cũng cần lưu ý về dinh dưỡng vì có một số loại thực phẩm không tốt cho giai đoạn này, cần kiêng những thực phẩm như: dứa, đu đủ xanh, rau ngót, hải sản vì chứa thủy ngân cao, đồ uống có cồn, đồ ăn sống,... có thể gây co thắt tử cung, dẫn đến đau nhức, khó chịu, và có khả năng sảy thai.
Bên cạnh đó, người mẹ có thể bổ sung các sản phẩm sữa và các chế phẩm từ sữa, nhưng lưu ý nên lựa chọn các loại tiệt trùng. Không nên sử dụng các sản phẩm sữa tươi vì rất dễ bị nhiễm khuẩn. Và đặc biệt các mẹ bầu cần phải ăn chín uống sôi để bảo vệ cơ thể và sức khỏe của thai nhi.
III. Thể dục đúng cách cho mẹ bầu: Đơn giản, nhẹ nhàng, an toàn
3.1 Đi bộ
Đây là bộ môn thể thao dễ thực hiện, có thể áp dụng hàng ngày, mọi lúc, mọi nơi, đi bộ có thể nâng cao sức khỏe tim mạch ở mẹ bầu, dễ sinh. Khi đi bộ mẹ bầu nên lựa chọn cho mình một đôi giày bệt, bộ đồ thoải mái. Khi luyện tập cần bổ sung nước để tránh tình trạng cơ thể mất nước. Theo khuyến cáo, mẹ bầu nên thực hiện đi bộ 30 phút mỗi ngày để nâng cao sức khỏe của mẹ và bé
3.2 Yoga
Đây là bộ môn thể thao mà mẹ bầu có thể tập luyện và nó mang lại lợi ích không thể ngờ đến:
Lưu thông khí huyết
Giảm căng thẳng, mệt mỏi, tăng cường sự dẻo dai của cơ thể giúp mẹ bầu có thể vượt cạn thành công
Bên cạnh việc đi bộ, tập Yoga, phụ nữ mang thai giai đoạn này có thể tập thiền, hít thở sẽ giúp thư giãn tinh thần, tăng cường oxy cho thai nhi.
Những bài tập luyện đơn giản cho phụ nữ mang thai
3.3 Những lưu ý khi vận động của phụ nữ mang thai trong ba tháng đầu
Trong 3 tháng đầu bào thai chưa ổn định ta nên lưu ý một số điểm sau để tránh hiện tượng động thai, sảy thai bất cứ lúc nào:
Nên tập luyện một cách nhẹ nhàng, vừa sức. Nghỉ ngơi nếu thấy mệt.
Không tham gia các trò chơi mạo hiểm, vận động mạnh, dễ ngã…
IV. Phụ nữ mang thai ba tháng đầu nên khám thai khi nào?
Trong ba tháng đầu, việc khám thai là vô cùng quan trọng. Bởi đây là thời điểm nhạy cảm của cả mẹ và bé.
Việc khám thai ở giai đoạn này giúp bố mẹ biết được tuổi của thai nhi, vị trí của thai nhi, số lượng…Quan trọng hơn cả là kiểm tra sức khỏe của thai nhi, dự đoán những bất thường mà thai nhi có thể gặp.
Phụ nữ mang thai nên đi khám thai để dự đoán tình trạng sức khỏe của bé
Khi thai được 6 tuần tuổi, qua việc siêu âm bác sĩ có thể thấy nhịp đập của tim thai, số lượng thai. Đặc biệt các mẹ bầu nên đi khám thai lần đầu tiên từ sớm để bác sĩ kiểm tra thai đã bám vào tử cung hay chưa.
Khoảng tuần thai thứ 11-13 là thời điểm quan trọng mà các mẹ cần lưu ý. Đây là lúc tốt nhất để đo độ mờ da gáy nhằm dự đoán một số điểm bất thường về nhiễm sắc thể – có khả năng gây dị tật cho thai nhi, cụ thể như: bệnh down, bệnh tim bẩm sinh, dị dạng, thoát vị cơ hoành…
Trên đây là những điều mà phụ nữ mang thai cần biết khi mang thai trong ba tháng đầu, hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp các mẹ biết được mình nên làm những gì để có được sức khỏe tốt cho bản thân và em bé. Chúc các mẹ bầu luôn luôn vui vẻ và yêu đời.