Cách bảo quản sữa mẹ để tránh bị hỏng, đảm bảo an toàn cho bé


Cách bảo quản sữa mẹ để tránh bị hỏng, đảm bảo an toàn cho bé


Nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong ít nhất 6 tháng đầu sẽ cung cấp nguồn dinh dưỡng quý giá và tăng cường đề kháng cho trẻ,


Sở dĩ nhiều mẹ lựa chọn cách bảo quản sữa mẹ trong tủ đông hoặc tủ lạnh để có được nguồn sữa đều đặn cho con, trước hết mẹ phải có đầy đủ dụng cụ để trữ sữa cũng như kiến thức mà mẹ tìm hiểu được.

Bài viết dưới đây sẽ trả lời cho các mẹ bỉm hiểu rõ Sau khi vắt sữa, mẹ cần lưu ý thời gian bảo quản

như thế nào và bảo quản sữa sao cho an toàn nhất.


Bảo quản sữa mẹ bằng gì sau khi vắt ra?


Để trữ sữa mẹ trong tủ lạnh đúng cách, mẹ cần tuân thủ theo những nguyên tắc dưới đây:

Mẹ cần có bình trữ sữa : mẹ có thể trữ sữa vào bình thủy tinh hoặc bình nhựa ( chọn bình không gây độc). trước khi đổ sữa vào mẹ nên vệ sinh sạch sẽ và tiệt trùng khô ráo, khi cho sữa vào mẹ nhớ đừng đổ đầy bình mà hãy để lại 1 khoảng trống để áp suất không nén lại.

Túi trữ sữa: Mẹ nên chọn túi trữ sữa không có BPA để đảm bảo an toàn, hoặc mẹ nên mua những loại có tên thương hiệu uy tín có dung tích 60 - 120ml, Khi cho sữa vào túi mẹ cũng không nên đổ đầy túi vì khi sữa đông lại sẽ giãn nở .

Thời gian bảo quản sữa mẹ



Trong sữa mẹ có rất nhiều đạm và đường giúp cho trẻ có thể phát triển toàn diện nhưng khi ở ngoài môi trường các chất này dễ lên men và nhanh biến chất nên vi khuẩn có điều kiện sinh sôi. Nếu không biết 

cách bảo quản sữa mẹ 

đúng theo tiêu chuẩn thì khi uống sữa trẻ dễ bị nhiễm khuẩn đường tiêu hóa và dẫn đến tình trạng tiêu

chảy.


Thời gian bảo quản sữa mẹ sau khi vắt ra có thể giữ được khoảng từ 6-8 giờ ở nhiệt độ phòng 25 độ C


Sữa mẹ để ngăn mát tủ sẽ giữ được 3-5 ngày ở nhiệt độ từ 4-13 độ C .


Sữa mẹ trữ trong ngăn đá tủ đông sẽ giữ được tối đa 6 tháng ở nhiệt độ dưới 18 độ C .


Mẹ biết cách bảo quản sữa đúng thì sữa sẽ giữ được lâu và không gây hại đến sức khỏe của trẻ.


Xem thêm:

8 Điều bố mẹ phải lưu ý trước khi quyết định có bé thứ hai


Hướng dẫn trữ đông sữa mẹ đúng cách



Mẹ cần rửa tay bằng xà phòng hoặc sát khuẩn tay trước khi vắt sữa , mẹ có thể vắt bằng tay hoặc bằng máy hút sữa nhưng phải đảm bảo dụng cụ máy đã được vô khuẩn từ nút bấm cho đến công tắc..

Sau khi vắt xong mẹ cho ngay sữa vào túi rồi dán nhãn ghi ngày , giờ, và cho luôn vào tủ lạnh khi có thể, sữa để bên ngoài tối thiểu chỉ 6 giờ và ở nhiệt độ 26 độ C, tránh ánh nắng mặt trời và nguồn nhiệt khác.

Cách rã đông sữa mẹ đúng cách


 Không được dùng lò vi sóng để rã đông sữa vì nó sẽ làm mất chất của sữa.

 Không pha sữa mới vắt cùng với sữa đã được rã đông

Cách rã như sau: Mẹ Đặt bình sữa đã được đậy kín vào một cốc nước ấm hoặc hâm trong máy hâm sữa ở điều kiện nhiệt độ 60 độ C. Sau khi sữa đã được rã đông, mẹ hãy lắc nhẹ đều bình sữa và cho bé bú trong vòng 1 - 2 giờ . Sau 2 giờ nếu bé không dùng hết thì mẹ nên bỏ phần sữa đó, và không bỏ lại vào tủ đông, tuyệt đối không tiếc mà dùng sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.

Xem thêm:

Những lưu ý khi dùng sữa cho bé sinh non & 5 loại sữa dành cho em bé sinh non được chuyên gia khuyên dùng


Sau khi rã đông sữa mẹ, nếu thấy có hiện tượng kết tủa đám mây trắng đục thì sữa đã hỏng không dùng được. Còn nếu xuất hiện một lớp váng mỏng nổi trên mặt bình sữa thì sữa vẫn sử dụng được, 


Từng giọt sữa của mẹ được trữ đông đều ẩn chứa trong đó tất cả tình yêu bao la mà mẹ muốn dành tặng cho con. Mong rằng bài viết trên đây sẽ giúp các mẹ biết

 

cách bảo quản sữa mẹ

 đúng để hành trình nuôi con bằng sữa mẹ trở nên an toàn và ngọt ngào hơn nữa.