Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu 3 tháng cuối quan trọng hay không ?

04:12 01/08/2022

Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu 3 tháng cuối quan trọng hay không ?

Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu 3 tháng cuối có thực sự quan trọng hay không là câu hỏi của khá nhiều người. Để trả lời câu hỏi ở trên, mời các bạn cùng xem những chia sẻ dưới đây của chúng tôi để có thêm kiến thức. 

Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu 3 tháng cuối rất quan trọng vì thời điểm này mẹ cần chuẩn bị tốt về mặt sức khỏe để vượt cạn. Đây cũng là giai đoạn thai nhi hoàn thiện các cấu trúc cơ thể để chào đời. Vậy mẹ bầu nên bổ sung dưỡng chất nào, không nên ăn thực phẩm nào?

Dưỡng chất cần bổ sung cho mẹ bầu 3 tháng cuối

Nhóm chất đạm (Protein)

Cũng như giai đoạn đầu và giữa thai kỳ, protein cũng rất cần thiết cho mẹ bầu 3 tháng cuối. Vì nhóm chất này ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển toàn diện của trẻ. Do đó, cần cung cấp đủ 65 gram protein mỗi ngày. Chúng có nhiều trong trứng, thịt, đậu xanh, đậu lăng, đậu và sữa.

Chất béo

Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu 3 tháng cuối cần chất béo cho sự phát triển não bộ của thai nhi. Mẹ nên tăng cường sử dụng các thực phẩm chứa chất béo lành mạnh. Chẳng hạn như dầu oliu, bơ đậu phộng các loại hạt tự nhiên.

Tinh bột

Mặc dù tinh bột là chất không thể thiếu tuy nhiên mẹ bầu không nên nạp quá nhiều giai đoạn này. Đặc biệt là hạn chế ăn nhiều cơm để tránh tiểu đường thai kỳ. Mỗi ngày các mẹ chỉ nên nạp lượng tinh bột vừa đủ từ gạo ngũ cốc, khoai, sắn…

Chất xơ

Vào tháng thứ 8 của thai kỳ, mẹ bầu dễ gặp phải một số triệu chứng như khó tiêu, táo bón, ợ nóng. Vậy nên việc bổ sung chất xơ từ rau xanh, củ quả là vô cùng cần thiết.

Bên cạnh các chất trên, chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu 3 tháng cuối cũng cần cung cấp đầy đủ vitamin và khoáng chất.

Xem thêm: Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu 3 tháng đầu

Canxi

Là thành phần thiết yếu trong giai đoạn này để hoàn thiện răng và xương của thai nhi. Lượng canxi cần thiết bổ sung mỗi ngày là 1,200 mg. Canxi có nhiều trong các loại sữa, kem, phomai, pho mát, caramen và hải sản.

Sắt

Mẹ bầu có thể bổ sung chất sắt nhanh chóng từ các loại viên uống tổng hợp. Hoặc từ thực phẩm như rau màu xanh đậm, thịt đỏ, bánh mì ngũ cốc.

Vitamin C, A, D

Vitamin C rất tốt cho cả mẹ và bé, giúp bổ sung collagen, tăng sức đề kháng cho mẹ. Đồng thời hỗ trợ xây dựng cấu trúc xương, sụn, cơ, mạch máu của em bé. Các loại quả như cam, quýt, nho, bưởi, cà chua, dưa hấu,xà lách, bắp cải… rất giàu vitamin C

Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu 3 tháng cuối còn cần cung cấp vitamin A và D cho sự phát triển toàn diện của bé.

Bà bầu mang thai 3 tháng cuối không nên ăn gì?

Bên cạnh những thực phẩm nên tăng cường ở trên, chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu 3 tháng cuối cần hạn chế một số loại thực phẩm.

- Tránh xa các loại thức uống có chất kích thích như bia, rượu, cafe.

- Hạn chế ăn ngọt nhiều, vì giai đoạn này rất dễ tăng cân và gây ra bệnh tiểu đường thai kỳ cho mẹ.

-  Ăn ít tinh bột và chất béo nhiều vì chúng có thể làm tăng cân rất nhanh.

-  Không nên ăn mặn để tránh tình trạng phù nề, huyết áp cao cho cả mẹ và em bé.

-  Các vitamin và thuốc bổ nên được sự tư vấn và cho phép của các bác sĩ khi sử dụng.

Một số lưu ý trong chế độ dinh dưỡng của bà bầu 3 tháng cuối

Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu 3 tháng cuối cần đảm bảo hợp lý để tăng cân lành mạnh. Đồng thời hỗ trợ phát triển đúng về não, xương khớp và hệ miễn dịch của thai nhi.

Mẹ bầu nên chia nhỏ khẩu phần ăn mỗi ngày để cơ thể hấp thụ hiệu quả nhất. Tránh việc bỏ qua bữa sáng và ăn quá nhiều vào bữa trưa và tối.

Trứng, thịt bò, hải sản,… rất giàu dinh dưỡng cho mẹ bầu. Tuy nhiên, cần phải chế biến chín và không ăn tái hoặc sống để tránh nhiễm khuẩn ảnh hưởng đến thai nhi.

Bạn chỉ nên uống sản phẩm sữa tiệt trùng với hàm lượng vừa đủ theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Các loại cá ngừ, cá nóc, cá thu, cá kiếm, cá mập được cho là chứa nhiều thủy ngân. Nên mẹ cần lưu ý và hạn chế ăn vì chúng có thể gây ra sự chậm phát triển của não bộ em bé.

xem thêm: Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu 3 tháng giữa

Xây dựng chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu 3 tháng cuối thai kỳ không chỉ hỗ trợ bé phát triển toàn diện. Mà còn cung cấp dinh dưỡng để dự trữ trước khi mẹ bước vào giai đoạn khó khăn nhất. Do đó, giai đoạn 3 tháng cuối này mẹ cần bổ sung nhiều năng lượng, đạm, chất béo không bão hòa một cách phù hợp.