Mẹ bầu ăn cua có tốt không và nên ăn loại vào thời gian nào trong ngày thì tốt cho con?


Mẹ bầu ăn cua có tốt không và nên ăn loại vào thời gian nào trong ngày thì tốt cho con?

Nhiều bà bầu cảm thấy lo lắng vì không ít người cho rằng từng nghe nói:"Cua, ghẹ là thực phẩm có tính hàn, nên khi ăn sẽ bị sảy thai". Thực hư câu nói trên như nào? Mời các bạn cùng lướt tiếp bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn loại thực phẩm giàu canxi này nhé!

Mẹ bầu ăn cua được không?

Theo cơ sở thực tế, việc bị lạnh bụng không phải là nguyên nhân gây nguy hiểm cho phụ nữ mang thai. Mẹ bầu vẫn được khuyên là có thể bổ sung cua, ghẹ tuy nhiên, không nên ăn cua tùy tiện bởi do một số nguyên nhân như sau:

Cua là thực phẩm cực kỳ giàu đạm: Nó có thể làm gia tăng gánh nặng cho hệ tiêu hóa và thận. Không chỉ với phụ nữ mang thai mà những người khỏe mạnh bình thường cũng được khuyến cáo không nên ăn quá nhiều cua.

Cua có thể chứa nhiều ký sinh trùng: Cua là hải sản và thông thường sẽ có chứa ký sinh trùng cũng như vi khuẩn có hại gây bệnh. Đặc biệt, trong một số trường hợp khi chế biến không đủ độ chín cần thiết, cua sẽ tiềm ẩn nguy cơ không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và có thể gây tình trạng ngộ độc thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng.

Trong cua có nhiều chất béo và cholesterol: Một số bà bầu mắc chứng cao huyết áp, gan nhiễm mỡ, viêm túi mật và cùng một số bệnh khác nên hạn chế ăn cua. Bên cạnh đó, cua cũng chứa nhiều purin gây ra bệnh gout cho bà bầu.

Đối với những chị em phụ nữ đang trong thời kỳ chuẩn bị mang thai, nếu yêu thích cua ghẹ và không bị dị ứng, đồng thời thể chất cho phép có thể ăn bình thường. Ngược lại, nếu như xảy ra tình trạng bị dị ứng trước khi mang thai hoặc có những vấn đề khác khi mang thai thì tuyệt đối không nên ăn cua.

Lợi ích sức khỏe của việc ăn cua khi mang thai

Một số lợi ích sức khỏe mà mẹ có thể nhận được từ cua gồm:

Bổ sung và cung cấp dinh dưỡng tuyệt hảo cho mẹ bầu

Trong thành phần của cua rất giàu các loại vitamin có lợi và khoáng chất, đặc biệt là protein, axit béo, canxi , sắt, đồng, kẽm, mangan,... Đây là những chất dinh dưỡng cần thiết để duy trì sức khỏe của mẹ bầu và em bé trong suốt thai kỳ.

Cải thiện tinh thần

Một trong những thành phần chính của cua là axit béo omega-3. Yếu tố này đảm nhiệm vai trò quan trọng trong việc duy trì, phục hồi sức khỏe tinh thần tốt và chống lại các triệu chứng trầm cảm. Nếu mẹ bầu đang có trạng thái tinh thần căng thẳng hoặc áp lực hay đang mắc phải các dấu hiệu tương tự, thì việc biến thịt cua trở thành một phần trong khẩu phần ăn uống sẽ mang lại nhiều lợi ích cho mẹ bầu.

Bổ sung nguồn canxi tốt

Hàm lượng canxi trong thịt cua có một lượng khá tốt. Canxi không chỉ giúp cho sự phát triển xương của trẻ mà còn giúp củng cố cấu trúc xương của mẹ khi mẹ trải qua những thay đổi về thể chất. Đối với em bé, không chỉ giúp phát triển xương mà còn giúp phát triển các dây thần kinh và tai. Trong thời kỳ cho con bú, canxi giúp duy trì chất lượng sữa mẹ cao cho em bé.

Bổ sung sắt

Cung cấp sắt cho cơ thể ở phụ nữ mang thai là vô cùng quan trọng để được duy trì ở mức phù hợp. Cua có khả năng xây dựng hệ miễn dịch cũng như nâng cao mức hemoglobin. Cả hai tác dụng này đều giúp giữ cho thai nhi phát triển khỏe mạnh và làm cho việc sinh nở thuận lợi hơn.

Giảm tình trạng tăng huyết áp

Khi mang thai, mức độ căng thẳng, lo âu trong cơ thể mẹ hay tăng lên, điều này dẫn đến các triệu chứng tăng huyết áp gây ảnh hưởng đến thai nhi. Vì thế, mẹ bầu hãy ăn thịt cua để có thể giúp bổ sung magie - chất dinh dưỡng giúp kiểm soát huyết áp một cách ngoạn mục. Magie trong cua cũng giúp mẹ bầu có giấc ngủ chất lượng và cải thiện khả năng miễn dịch tổng thể, cân bằng nội tiết tố trong cơ thể.

Giảm các vấn đề về tim mạch

 Trong thành phần của cua có chứa axit béo Omega 3 không những hỗ trợ cho sự phát triển trí não của trẻ mà chất này cũng cần thiết trong quá trình sinh nở của mẹ bầu, giúp giảm nguy cơ bị đột quỵ. Vì chúng làm giảm lượng chất béo trong máu, nếu không được kiểm soát, có thể dẫn đến nguy cơ lớn cho thai kỳ.

Bổ sung folate cho thai nhi

Folate rất cần thiết cho thai nhi vì chất này giúp giảm thiểu khuyết tật thần kinh thai nhi. Do Folate chứa vitamin B9 giúp ích rất nhiều trong suốt thai kỳ. Mặc dù folate có trong nhiều loại củ quả khác nhau nhưng bổ sung thêm folate từ cua cũng không gây hại.

Hạn chế tình trạng thiếu máu

Vitamin B12 là một thành phần có sẵn trong cua. Loại vitamin này có vai trò quan trọng nhất trong việc sản xuất các tế bào hồng cầu. Qua đó, hạn chế tình trạng thiếu máu ở phụ nữ mang thai.

Bà bầu nên ăn cua gạch hay cua thịt?

Mặc dù đều là cua biển nhưng chọn cua thịt hay cua gạch ngon hơn là thắc mắc chung của nhiều mẹ bầu. Thực chất, cua thịt là cua đực và cua gạch là cua cái, việc phân biệt chỉ cần nhìn vào yếm là có thể nhận diện được. Yếm của cua cái có hình bầu dục, rộng còn yếm của cua đực sẽ rất hẹp và có hình tam giác. Khi đến mùa sinh sản, phần yếm của cua cái sẽ chứa rất nhiều trứng.

Hai loại cua này đều có chứa thành phần dinh dưỡng và tác dụng như nhau. Theo đó, loại cua nào ngon hơn sẽ tùy theo khẩu vị và sở thích của mỗi người. Cua thịt có ưu điểm là nhiều thịt nhưng không béo ngậy, khi chế biến sẽ không được vàng ươm và đẹp mắt. Còn cua gạch ăn thịt sẽ cảm thấy rất béo ngậy, màu sắc bắt mắt hơn.

Bà bầu nên ăn cua vào thời điểm nào trong ngày?

Bữa trưa là thời điểm tốt nhất để bổ sung các chất dinh dưỡng từ cua. Tốt hơn hết nên tránh ăn cua vào buổi tối vì hàm lượng calo, protein cao trong thực phẩm, dễ khiến cho mẹ bầu bị đầy bụng, khó tiêu, ảnh hưởng đến giấc ngủ.

Bà bầu trung bình nên ăn khoảng 168gr cua/ tuần, chia làm 2 bữa ăn. Tuy vậy, trong cua cũng có chứa một lượng nhỏ thủy ngân, chất polychlorinated biphenyls và dioxin. Nếu nhiễm phải những chất này sẽ làm tăng nguy cơ mắc dị tật bẩm sinh cho thai nhi. Vì thế, bà bầu nên tham khảo lời khuyên từ bác sĩ, dựa theo sức khỏe, thể trạng của mẹ và con để bổ sung nguồn dinh dưỡng từ cua cho hợp lý, an toàn.

Lưu ý khi bà bầu ăn cua

Chọn đúng cua

Nên tránh những loại cua được đánh bắt ở các vùng nước ô nhiễm có nguy cơ chứ thủy ngân cao.

Không ăn thịt cua sống

Ăn cua sống không có lợi cho sức khỏe vì thịt cua chứa một số vi khuẩn có hại hoặc ký sinh trùng. Từ đó, có thể gây ngộ độc thực phẩm và nếu có bất kỳ nhiễm trùng nào xảy ra, thậm chí có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Mẹ bầu chỉ được phép ăn cua đã nấu đã được chín hoàn toàn.

Thịt cua phải được nấu chín đúng cách

Cũng giống như trường hợp ăn thịt sống hay bất kỳ loại thịt nào không được nấu chín đúng cách đều có nguy cơ như nhau. Quá trình nấu nướng cũng rất quan trọng vì nhiệt độ sẽ tiêu diệt vi khuẩn và ký sinh trùng có hại, giảm nguy cơ bị nhiễm bệnh.

Không nên ăn cua đông lạnh

Đồ đông lạnh cũng không phải là lựa chọn hợp lý khi muốn ăn thịt cua. Quá trình bảo quản và đông lạnh có thể khiến vi khuẩn không hoạt động trong thịt. Tuy nhiên, một số nghiên cứu cho ra rằng cua đóng hộp hoặc cua có sẵn trong túi kín có thể an toàn cho sức khỏe.

Ăn cua ngay khi còn nóng, tránh để thừa sang hôm sau ăn lại

Cua rất giàu đạm nên dễ bị vi khuẩn tấn công ngay cả khi đã được nấu chín kỹ. Thế nên, bà bầu chỉ nên nấu cua đúng lượng cần ăn, nấu xong thì nên ăn ngay khi còn đang nóng. Đối với người bình thường, cua thừa có thể cho vào tủ lạnh bảo quản và hôm sau lấy ra luộc lại là có thể dùng được nhưng với phụ nữ mang thai tuyệt đối không nên ăn như vậy.

Bài viết trên đây là những chia sẻ hữu ích về việc ăn cua dành cho mẹ bầu. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn có thêm kiến thức về lối sống ăn uống lành mạnh khoa học, tốt cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.