Thai kỳ 9 tháng 10 ngày thấm thoát đã sắp đến ngày dự sinh, Quá trình chuyển dạ của sản phụ cuối thai kỳ không ai có thể biết chính xác được. Tuy nhiên, chúng ta có thể nhận biết được việc vượt cạn thông qua các dấu hiệu sắp sinh trước một tuần .
Để chuẩn bị cho một hành trình vượt cạn suôn sẻ, mẹ bầu sắp sinh cần biết những gì ?
Bài viết dưới đây sẽ mách bạn những điều cần làm để đón con yêu chào đời thông qua dấu hiệu dưới đây.
Mẹ bầu sắp sinh nên lưu ý những điều dưới đây :
1 Mẹ bầu tránh nằm nhiều
Ở giai đoạn cuối thai kì mẹ có thể cảm thấy mệt mỏi, lười, chỉ muốn được nghỉ ngơi nhưng ngược lại các bác sĩ khuyến cáo mẹ bầu nên đi bộ nhiều nhưng vận động nhẹ nhàng , điều này sẽ giúp cho hành trình vượt cạn của mẹ được suôn sẻ hơn. Buổi tối mẹ nên ngủ sớm và nằm nghiêng trái tránh nằm thẳng .
2 Đếm cử động thai
Mẹ có thể ngồi hoặc nằm nghiêng 1 bên, bắt đầu đếm cử động thai ( đá, đạp.....) như sau:
Đếm số lần thai nhi cử động trong 1 giờ. Thông thường nếu thai nhi khỏe mạnh, bé sẽ cử động khoảng ≥ 4 lần/giờ.
Nếu bé cử động < 4 lần/giờ, bạn nên thay đổi tư thế và kéo dài thời gian đếm thêm 1 giờ nữa.
Bình thường trong 2 giờ có ≥ 7 cử động thai. Nếu ít hơn 7 cử động thai trong 2 giờ, mẹ có thể lắc bụng, đi ăn hoặc thay đổi tư thế rồi đếm lại.
Nếu có ≤ 10 cử động thai trong 4 giờ, mẹ nên đi khám bác sĩ để đánh giá tình trạng sức khỏe thai nhi.
3 Mẹ chuẩn bị đồ dùng trước khi đi sinh
Thông thường mẹ bầu con so luôn nghiện mua sắm cho con nhiều quần áo mới đủ kiểu đủ màu khác nhau, thế nhưng mẹ chỉ cần mua vừa đủ vì trẻ lớn rất nhanh trong giai đoạn này ,để không gây lãng phí.
Những đồ dùng cần thiết nhất khi đi sinh như : tã vải, quần áo sơ sinh, bao tay, bao chân,bình sữa, khăn sữa, khăn tắm, chăn mỏng, mũ ....khi về nhà mẹ cần trang bị thêm nôi, bồn tắm, máy hút sữa, .....
4 Tránh tự kích thích núm vú
Khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ mẹ không nên tùy tiện kích thích núm vú trong thời gian này, điều này có thể làm co bóp tử cung , mẹ có thể massage nhẹ nhàng nếu vú quá căng.
5 Thay đổi ở cổ tử cung
Bụng bầu tụt xuống Cổ tử cung mở nhỏ : tùy theo sức khỏe từng mẹ mà độ mở tử cung sẽ khác nhau.
Chuột rút và đau lưng nhiều hơn .
Tăng tiết dịch âm đạo : mẹ bầu thấy âm đạo ra dịch nâu hoặc hồng,máu, nước ối hoặc đau bụng thì nên nhập viện ngay.
6 Mẹ cần chuẩn bị tâm lý trước khi sinh
Để quá trình từ lúc chuyển dạ đến khi con chào đời suôn sẻ mẹ không được lo lắng, và phải có đủ tinh thần, Thực tế, sợ hãi chẳng giúp mẹ vượt qua quá trình sinh con dễ dàng. Ngược lại, sợ hãi còn làm cho quá trình này thêm “hãi hùng vì có thể gây co bóp tử cung và gây khó sinh.
Những điều cần làm sau khi sinh ?
Sau sinh xong 30 phút mẹ nên ráng tiểu ngay , nếu không sẽ dẫn đến bí tiểu và nhiễm trùng.
Mẹ cần cho bé bú ngay sau khi phòng sinh ra, nhằm để có sữa non tốt cho bé và giúp tử cung phục hồi nhanh hơn.
Xem thêm: Ngày mẹ có em con đã thiệt thòi rất nhiều ...
Sau sinh 6 tiếng mẹ nên đứng dậy tập đi nhẹ nhàng, tránh nằm nhiều không vận động và tập tiểu cho ra hết sản dịch.
Vệ sinh vùng kín bằng nước ấm pha muối loãng + vài giọt nước vệ sinh Latacyd cho thơm và thấm khô bằng giấy sạch
Mẹ nên tập uống nhiều nước lọc sẽ giúp cho việc lưu thông máu huyết , cơ thể không bị mất nước, da đẹp
Mặc quần lót và băng thoáng rộng rãi cho vết thương nhanh lành, có thể dùng quần lót giấy cho những ngày đầu ra dịch
Sau sanh trong 2 ngày đầu mẹ vệ sinh bằng nước muối pha loãng .
Sau sanh 5 ngày nên xông hơi 2 ngày 1 lần bằng các loại lá thiên nhiên dành cho sản phụ , xông xong nên lau khô người, và tuyệt đối không tắm lại bằng nước lạnh,
Mẹ nên lau bụng bằng rượu gừng nghệ buổi tối, và thoa dầu dừa lên bụng ban ngày
Hết sản dịch có thể nịt bụng tạo dáng.
Xem thêm: Những tiêu chí chọn bỉm và top 4 loại bỉm tốt nhất hiện nay Mẹ nên chọn cho bé.
Bài viết trên đây chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.